Trang chủ - STRESS NHIỆT TRÊN HEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

STRESS NHIỆT TRÊN HEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

64 lượt xem

Stress nhiệt trên heo thường xảy ra vào mùa nắng nóng khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo. Stress nhiệt diễn ra khi nhiệt độ cơ thể của heo không thể tự cân bằng với nhiệt độ môi trường khiến heo dễ mắc các bệnh khác. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp người chăn nuôi hạn chế tối đa những thiệt hại do stress nhiệt gây ra trên heo.

Stress nhiệt trên heo là gì?

Stress nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt – ẩm hoặc chỉ số stress nhiệt trên heo. Heo rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ vì cơ thể không có tuyến mồ hôi, phổi tương đối nhỏ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến heo bị stress nhiệt, suy giảm năng suất, giảm sức đề kháng, gia tăng tỷ lệ bệnh.

heo-bi-stress-nhiet

Ảnh 1: Heo bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao

Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với heo

*Đối với heo thịt, vỗ béo

– Heo giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, heo lờ đờ, thở dốc

– Stress làm cho heo bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn.

*Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối

– Đối với heo nái hậu bị: Heo chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn

– Đối với lợn nái trong giai đoạn phối: Heo không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.

»»»»» Có thể bạn quan tâm: NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HEO CON BỊ TIÊU CHẢY:

http://congtyhathanh.com/nhung-nguyen-nhan-dan-den-heo-con-bi-tieu-chay.html

*Heo nái mang thai

Stress nhiệt trên heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, xảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.

stress-nhiet-gay-anh-huong-den-heo-nai

Ảnh 2: Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến heo nái

*Heo nuôi con

– Sữa ít, chất lượng sữa giảm

– Heo con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy

– Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.

– Heo nằm sấp bụng, không cho heo con bú

nai-bi-stress-nhiet

Ảnh 3: Heo nái bị stress nhiệt kém sữa

*Ảnh hưởng đến heo đực giống

– Stress nhiệt có xu hướng làm giảm ham muốn tình dục của heo đực giống và có thể làm giảm khả năng sống của tinh dịch lên đến 8 tuần sau khi stress nhiệt

– Với những heo đực phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo đực giống, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.

– Nếu heo đực giống bị stress nhiệt trong thời gian dài, thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của lợn nọc mới hồi phục hoàn toàn.

– Nhiệt độ tốt nhất để heo đực giống hoạt động là 21OC, mức nhiệt độ để lợn hoạt động bình thường là 29OC.

Phòng chống stress nhiệt trên heo

Giải pháp dài hạn

1. Kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi:

Kiểm tra hệ thống cách nhiệt trên mái nhà, nó có thể hư hỏng theo thời gian. Cách nhiệt tốt giúp chuồng nuôi luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Nếu khu vực chuồng heo đẻ tiếp giáp với chuồng heo thịt, nên đóng kín cửa lại tránh làm tổn thất nhiệt sang khu vực chuồng đẻ.
Nhiệt độ của khu vực chuồng đẻ cũng nên được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của heo con.

Một ví dụ điển hình của việc tấm cách nhiệt của trần nhà bị hư hại

Một ví dụ điển hình của việc tấm cách nhiệt của trần nhà bị hư hại

2. Thông gió.

Luôn đảm bảo đủ số lượng và kích thước quạt cần thiết cho toàn bộ diện tích chuồng nuôi. Xem xét nếu cần thì bổ sung thêm quạt thay cho các hệ thống thông gió tự nhiên đối với những ô chuồng lớn.

Duy trì tình trạng vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo các quạt luôn hoạt động tốt.

3. Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp.

Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp như máy phát điện phải được kiểm tra thường xuyên. Khi nhiệt độ tăng cao vượt mức cho phép, nhất là khi mất điện phải đảm bảo các thiết bị đó luôn trong tình trạng sẵn sàng.

Ngoài ra, toàn bộ công nhân trong trại cũng phải nắm được quy trình xử lý khi có báo động xảy ra, nhằm giảm thiểu mọi ảnh hưởng do stress nhiệt gây ra cho heo.

4. Một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại

– Xây dựng chuồng theo hướng Đông – Tây ở nơi thoáng mát, cao ráo

– Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.

– Khoảng cách giữa các ô chuồng từ 10-12m

– Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5m.

– Trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống làm mát trong chuồng

– Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho lợn tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.

– Trồng nhiều cây xanh để khu vực chăn nuôi thoáng mát và tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của lợn nái.

Một số giải pháp can thiệp mùa nắng nóng

**Nước và điện giải (nên sử dụng thảo dược- điện giải ion kiềm

– Đảm bảo luôn đủ nước sạch, mật độ máng ăn uống cho heo

– Hệ thống núm uống nước, máng uống phải đảm bảo phù hợp với số lượng heo chăn nuôi và phải luôn hoạt động tốt.

– Cung cấp điện giải và Vitamin C hàng ngày vào nước cho lợn uống: Sử dụng ĐIỆN GIẢI GLUCO K+C THẢO DƯỢC liều 1g/ 1 lít nước kết hợp VITAMIN C 35% THÁI liều 1g/1 lít nước. HOẶC SỬ DỤNG FLUVEN-S – CHIẾT XUẤT 100% THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN kết hợp ĐIỆN GIẢI ION KIỀM với liều 1 lít/40 tấn TT

num-uong-cho-heo

Ảnh 4: Số lượng núm uống nước cho heo

– Mời quý vị tham khảo các dòng sản phẩm chống stress nhiệt cho heo ở link phía dưới:

+ Sản phẩm thảo dược FLUVEN-S: http://congtyhathanh.com/fluvens.html

+ Sản phẩm Điện giải Gluco K+C thảo dược: http://congtyhathanh.com/dien-giai-gluco-kc-thao-duoc.html

+ Sản phẩm VITAMIN C35% THÁI: http://congtyhathanh.com/vitamin-c35.html

** Nhiệt độ và độ ẩm

– Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC, có thể phun nước lên mái hoặc phun trong chuồng để làm giảm nhiệt độ

** Điều tiết khẩu phần ăn

– Cho heo ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để heo hoạt động và ăn uống.

– Bổ sung vào khẩu phần ăn MEN LACTYZYM-HTV liều 10g/ 1,5kg thức ăn để heo ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn.

** Sử dụng thuốc cho heo mùa nóng

1- Đối với heo nái đẻ:

Tiêm SẮT-B12-BỔ MÁU cho nái trước đẻ 5 ngày, liều lượng: 3ml/ con.

Trước khi đẻ 1 ngày, tiêm AMOXILAP- LA mầu hồng liều 1 ml/12 kg thể trọng, đẻ xong tiêm 1 mũi nữa và cuối ngày hôm sau tiêm mũi thứ 3 để kháng viêm.

2- Nái nuôi con, sắp cai sữa:

Sử dụng sản phẩm kích thích động dục, tránh gây sốt sữa, viêm vú.

– Cho heo ăn 2 lần/ngày và 3 lần/ ngày vào giữa giai đoạn cho con bú, bữa tối nên cho ăn nhiều hơn 2 bữa kia 1 chút. Kiểm tra máng ăn thường xuyên, không để thức ăn thừa đã hỏng, ôi thiu trong máng, nhất là mùa nóng.
– Kiểm tra chất lượng nước và tốc độ dòng chảy (nên là 2-2,5 lit/phút) trong khoảng thời gian cao điểm mỗi ngày. Nếu quá nóng và heo ăn kém, có thể cho ít nước làm ẩm cám cho heo ăn.

– Kiểm soát nhiệt bổ sung trong chuồng heo đẻ. Đặc biệt là 12h đầu sau khi sinh heo con.

Bài viết liên quan

ỨNG DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI SINH HỌC GIÚP ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT

SỬ DỤNG CHỂ PHẨM SINH HỌC CHO GÀ | áp dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi Thăm trang trại 7500 gà “ Ứng Dụng Chế Phẩm [...]

bệnh viêm ruột hoại tử trên gà, gà đi phân ra máu, gà tiêu chảy ra máu, gà bị đi kiết

https://youtu.be/2ms_-pNMdb4 https://youtu.be/Qy7UqbD0PVo   https://youtu.be/RUcsBlRKyOo

HỘI CHỨNG HÔ HẤP PHỨC HỢP PRDC TRÊN HEO

https://youtu.be/tefA6vU7-Io?list=PL_O_ye83o5khUMmgcYHw8U7CRDPVg7BCZ

BỆNH ORT TRÊN GÀ